top of page

Việt Nam điểm tựa ổn định của Nga ở khu vực Đông Nam Á

Trong chuyến thăm gần đây nhất tới Việt Nam tháng 7/2022 của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, nhà Việt Nam học người Nga Grigory Lokshin cho rằng Việt Nam là điểm tựa ổn định của Nga ở khu vực Đông Nam Á.


Trong bài viết trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước tháng 11/2013, Tổng thống Nga Putin viết, “tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam đã vững vàng vượt qua được những thử thách nảy sinh từ nhiều sự kiện bi thương của thế kỷ XX cũng như những biến đổi kỳ vĩ trên thế giới và ở hai đất nước chúng ta. Song có một điều còn mãi không bao giờ thay đổi-đó là quan hệ tôn trọng lẫn nhau, là truyền thống tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau...”.


Lịch sử mối quan hệ hữu nghị


Ngày 30/1/1950, Liên Xô chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khởi đầu mối quan hệ truyền thống bền chặt và quý báu giữa các dân tộc trong Liên bang Xô Viết và nhân dân Việt Nam, trên nền tảng cùng chung lý tưởng, cùng chung mục tiêu phấn đấu.


Liên bang Xô Viết gồm 15 nước cộng hòa, trong đó, Liên bang Nga xét về quá trình lịch sử, địa lý cũng như dân số và tài nguyên là nước cộng hòa lớn và quan trọng nhất.


Thời kỳ tồn tại và phát triển của Liên bang Xô Viết, nước XHCN đầu tiên trên thế giới, đã giành cho nhân dân Việt Nam một sự ủng hộ nhiệt tình và giúp đỡ to lớn cả trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ bảo vệ độc lập, chủ quyền và thống nhất tổ quốc lẫn trong công cuộc xây dựng hòa bình phát triển đất nước.


Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, sự giúp đỡ của Liên Xô cho nhân dân ta là toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, để lại nhiều công trình thế kỷ như Thủy điện Hòa Bình và cầu Thăng Long…


Các khoản viện trợ của Liên Xô đến Việt Nam tăng vọt khi Việt Nam gia nhập khối Comecon, một tổ chức kinh tế của các quốc gia khối XHCN bao gồm Liên Xô, Bulgaria, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan và Romania. Trong một nghiên cứu đã được công bố bởi Thư viện Quốc hội Nga (Library of Congress), các khoản viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam nằm trong khoảng 700 triệu đến 1 tỷ USD trong năm 1978. Cho đến giữa những năm 1980, khi Liên Xô phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, họ vẫn dành cho Việt Nam khoản viện trợ 1 tỷ USD hàng năm.


Sau sự kiện Liên Xô tan rã, mối quan hệ lại được tạo dựng giữa Việt Nam và Liên bang Nga, quốc gia kế tục Liên Xô.


Tháng 9 năm 2000 Thủ tướng Phan Văn Khải đã thăm chính thức Nga, ký các hiệp định liên Chính phủ về giải quyết nợ của Việt Nam vay trước đây trước Nga, về hợp tác liên khu vực, v.v... Năm 2000, chính phủ Nga quyết định xóa 85% khoản nợ trị giá 11 tỷ USD mà Việt Nam còn nợ Liên Xô. 15% còn lại (1,65 tỷ USD) được Nga ưu đãi, cho chi trả dần trong 23 năm, dưới hình thức các khoản đầu tư.


Năm 2012, hai nước quyết định nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Nga, đưa quan hệ hai nước sang một giai đoạn mới.


Tăng cường hợp tác phát triển song phương đến năm 2030


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, chiều 30/11/2021 (giờ địa phương), tại Thủ đô Moskva (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, chiều 30/11/2021 (giờ địa phương), tại Thủ đô Moskva (Ảnh: TTXVN)

Trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nga V. Putin vào tháng 11 - 12/2021 đã dành gần 4 tiếng đánh giá lại quan hệ hai nước trong thời gian qua, trao đổi và thống nhất các phương hướng lớn và chiến lược; đồng thời quyết định các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong 20 vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương nhằm đưa quan hệ chính trị, đối ngoại, kinh tế - thương mại, năng lượng, quốc phòng, an ninh, giáo dục – đào tạo… lên tầm cao mới phù hợp với Tuyên bố tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga đến năm 2030 sao cho xứng đáng với truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc.


Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hợp tác kinh tế-thương mại song phương duy trì đà tăng trưởng tích cực với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt gần 4,85 tỷ USD.


Theo Thứ trưởng Tô Anh Dũng, hiện nay Liên bang Nga là đối tác lớn và quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí. Các dự án hợp tác chung trong lĩnh vực này đang được hai bên triển khai rất hiệu quả tại cả Việt Nam và Liên bang Nga.Trong 4 thập kỷ qua, Liên doanh Vietsovpetro luôn giữ vị trí đầu tàu của hợp tác Nga – Việt trong lĩnh vực năng lượng, đóng góp đáng kể vào việc tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại song phương.

Liên doanh Vietsovpetro - Biểu tượng cho quan hệ hữu nghị Việt - Nga (Ảnh: vietsov.com.vn)
Liên doanh Vietsovpetro - Biểu tượng cho quan hệ hữu nghị Việt - Nga (Ảnh: vietsov.com.vn)

Hợp tác kinh tế Việt - Nga có bước phát triển đáng kể. Kim ngạch thương mại song phương từ mức xấp xỉ nửa tỷ USD năm 2001 đã tăng lên hơn 4,5 tỷ USD năm 2018, với cơ cấu trao đổi hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú. Năm 2015, Việt Nam cũng đã trở thành quốc gia đầu tiên ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á - Âu, mà Nga là thành viên chủ chốt, thể hiện tính chất ưu tiên đặc biệt trong hợp tác giữa hai nước.


Tính đến tháng 4/2021, Nga đứng thứ 25 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 144 dự án và tổng số vốn đăng ký khoảng 944 triệu USD. Theo hãng tin Nga, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước lần lượt đạt 4,85 tỉ USD 7,1 tỉ USD vào các năm 2020 và 2021.


Việt Nam có hơn 20 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn đăng ký gần 3 tỷ USD. Năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược và hiệu quả chủ yếu của các dự án Liên doanh dầu khí Rusvietpetro, Trung tâm Văn hóa-Thương mại Hà Nội-Moscow, Dự án chăn nuôi bò sữa và nông nghiệp của Tập đoàn TH tại Nga. Các doanh nghiệp Nga quan tâm tham gia vào dự án Nhiệt điện khí hóa lỏng tại Cà Ná, Ninh Thuận; dự án Khu công nghiệp Việt-Nga tại Hải Phòng; dự án Điện gió ngoài khơi tại Vĩnh Phong, Bình Thuận...các Tập đoàn dầu khí lớn của Nga như Gazprom và Rosneft đang triển khai nhiều dự án tại thềm lục địa Việt Nam, bao gồm tại các khu vực xa bờ. Các doanh nghiệp dầu khí hai nước đang xem xét, mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới như điện khí, điện hóa lỏng, năng lượng tái tạo…


Về du lịch Nga tiếp tục là một trong 10 thị trường tăng trưởng hàng đầu về du lịch ở Việt Nam. Nếu năm 2012, Việt Nam chỉ đón 176 nghìn lượt khách du lịch Nga, thì năm 2019 con số này đã tăng lên trên 660 ngàn lượt khách, đưa Nga trở thành thị trường du lịch lớn nhất châu Âu của Việt Nam.


Về hợp tác giáo dục-đào tạo, trước đây, Liên Xô đã giúp Việt Nam đào tạo gần 40 nghìn cán bộ và chuyên gia giỏi thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Hiện nay, Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực. Từ năm 2019, Nga đã tăng số học bổng cho Việt Nam lên khoảng 1000 suất/năm. Hiện có khoảng hơn 5.000 sinh viên Việt Nam du học tại Liên bang Nga.


Hợp tác an ninh-quốc phòng được đẩy mạnh. Việt Nam và Nga duy trì Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Nga là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, với việc việc tiếp tục cung cấp các vũ khí và khí tài cho Việt Nam. Hai bên đã tiến hành Đối thoại chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng, lần thứ 5 gần đây nhất vào tháng 12/2019.


Trong chuyến thăm gần đây nhất tới Việt Nam tháng 7/2022 của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, nhà Việt Nam học người Nga Grigory Lokshin cho rằng Việt Nam là điểm tựa ổn định của Nga ở khu vực Đông Nam Á.


Báo Độc lập nhận định chuyến công du Châu Á của Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho thấy Nga đang định hướng lại các nguồn lực chính trị và ngoại giao với các nước đang phát triển.


Nga lên kế hoạch mở rộng hợp tác kinh tế với các quốc gia có quan hệ hữu nghị truyền thống như Việt Nam và Mông Cổ - chặng dừng chân đầu tiên của nhà ngoại giao Nga trong chuyến công du phương Đông.


Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, cũng như đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.


Vậy theo các anh chị việc hợp tác giữa Việt Nam và Nga sẽ có lợi như thế nào cho nền kinh tế nước ta. Riêng theo MT nghĩ cái lợi đầu tiên là về mặt quốc phòng -quân sự vì đây là một cường quốc quân sự mà Việt Nam chúng ta cần học hỏi rất nhiều giữa bối cảnh tình hình ở Biển Đông cũng như về mặt sản xuất chế tạo năng lượng.


Tổng hợp

Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.mastertraders.vn

Comments


Chính sách

Cảnh báo rủi ro

  • TikTok
  • Facebook
  • YouTube
  • LinkedIn
  • Instagram

Cảnh báo:

Kết quả đầu tư trong quá khứ không ảnh hưởng đến kết quả trong tương lai. Các khoản đầu tư hoặc thu nhập từ đó có thể giảm hoặc tăng. Đôi khi bạn không thể lấy lại số tiền mình đã bỏ ra. Mọi ý kiến, tin tức, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác trong thông báo của chúng tôi và trên trang web của chúng tôi, được trình bày dưới dạng bình luận chung về thị trường và không hàm nghĩa lời khuyên đầu tư, cũng không phải lời chào mời hoặc khuyến nghị mua, bán bất kỳ công cụ tài chính, sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính nào khác.

© 2023 Finverse Global. Giữ bản quyền.

Hotline: 0866 23 20 23

bottom of page