top of page
Ảnh của tác giảMilosh Phạm (Huy)

USD tăng, yen Nhật và vàng giảm mạnh phiên cuối tuần, nhân dân tệ thấp nhất kể từ năm 2008


USD tăng, yen Nhật và vàng giảm mạnh phiên cuối tuần, nhân dân tệ thấp nhất kể từ năm 2008
USD tăng, yen Nhật và vàng giảm mạnh phiên cuối tuần, nhân dân tệ thấp nhất kể từ năm 2008

Đồng yên giảm hơn 1% so với USD vào thứ Sáu (28/10) sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản duy trì mức lãi suất cực thấp, đi ngược lại xu hướng của các ngân hàng trung ương lớn khác, trong khi đồng bạc xanh mạnh lên sau khi dữ liệu của Mỹ cho thấy lạm phát vẫn tiếp tục nóng.

Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – lúc kết thúc ngày 28/10 theo giờ Việt Nam tăng 0,24% lên 110,8747.


Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ), Haruhiko Kuroda, cho biết ngân hàng không thể tăng lãi suất vì lạm phát ở Nhật Bản có thể sẽ không đạt mục tiêu 2% trong nhiều năm tới.


Đồng yên giảm giá so với đồng đô la sau quyết định của BOJ, có lúc giảm tới 1,07%. Lúc kết thúc phiên 28/10, JPY giảm 0,76% xuống 147,390 JPY/USD.


Ông Kuroda bác bỏ quan điểm rằng BOJ giới hạn lợi suất là nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm mạnh gần đây của đồng yên, củng cố kỳ vọng rằng ông sẽ không sử dụng việc tăng lãi suất như một công cụ để làm chậm đà giảm của đồng tiền này.


Stephen Innes, nhà quản lý của SPI Asset Management, cho biết: "BOJ vẫn giữ vị thế là ngân hàng trung ương G7 ôn hòa nhất". "Điều đó khiến tỷ giá JPY/USD chịu ảnh hưởng lớn bởi xu hướng đô la hóa rộng rãi, đến mức phản ánh những chuyển động trong thu nhập cố định của Mỹ."


Đồng đô la giảm giá so với đồng bảng Anh và tăng nhẹ so với đồng euro. Theo đó, bảng Anh tăng 0,2% lên 1,1587 USD trong phiên cuối tuần, tính chung cả tuần tăng 2,5%, sau khi ông Sunak được bổ nhiệm làm Thủ tướng Vương quốc Anh, trong khi đồng euro giảm 0,04% xuống 0,99615 USD, sau khi giảm hơn 1% ở phiên thứ Năm (27/10), nhưng vẫn tăng khoảng 0,9% trong tuần.


Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tuần này đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, đúng như dự kiến, nhưng tỏ thái độ ôn hòa hơn trước, khiến các nhà đầu tư dự đoán ECB có thể sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới.


Đồng euro phần nào được hỗ trợ bởi dữ liệu của Đức, cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã bất ngờ ngăn chặn được suy thoái trong quý III, trong khi lạm phát – gây ra bởi sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga - đã bất ngờ tăng lên mức cao nhất 25 năm.


Dữ liệu của Mỹ hôm thứ Năm cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng trong tháng 9 đã tăng hơn dự kiến, trong khi áp lực lạm phát tiếp tục tiềm ẩn tình trạng "bong bóng", khiến Cục Dự trữ Liên bang (Fed) dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 3/4 điểm phần trăm vào tuần tới.


Juan Perez, Giám đốc phụ trách giao dịch của Monex USA, cho biết: "Dữ liệu được đưa ra trong tuần này đã mang lại cho Chủ tịch Fed, Jerome Powell, rất nhiều tín nhiệm bởi vì ông ấy kiên quyết về việc 'nền kinh tế đủ mạnh để chống chọi với những đợt lãi suất tăng vọt'".


Ông nói: "Nền kinh tế mạnh dẫn đến niềm tin vào nền kinh tế duy trì ở mức cao, nhưng lạm phát phải chống chọi với lãi suất cao cao, điều đó chỉ làm cho đồng USD mạnh lên".


Nhiều người tham gia thị trường kỳ vọng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất tích cực của mình kể từ kỳ họp tháng 12.


Việc ECB trở nên ôn hòa hơn và đợt tăng lãi suất ít hơn dự kiến của Ngân hàng Trung ương Canada trong tuần này càng giúp thúc đẩy kỳ vọng đó.


Moh Siong Sim, nhà chiến lược tiền tệ của Ngân hàng Singapore, cho biết: "Việc Fed tham gia vào nhóm những ngân hàng xoay trục chính sách sẽ khó khăn hơn một chút, vì vấn đề lạm phát của Mỹ dai dẳng hơn. Vì vậy tôi hy vọng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất và điều đó có thể sẽ có lợi cho đồng đô la".


Các nhà giao dịch cho biết, những người tham gia thị trường đang chờ đợi báo cáo về chi tiêu cá nhân của Mỹ, sẽ được công bố sau kỳ họp chính sách tháng 11 của Fed, để biết thêm manh mối về quỹ đạo thắt chặt chính sách của Mỹ - điều có thể ảnh hưởng đến đồng đô la và các loại tiền tệ quan trọng khác.


Đồng USD phiên vừa qua cũng tăng giá so với franc Thụy Sỹ và đô la Úc.


Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc ổn định so với đồng USD vào thứ Sáu sau một tuần đầy biến động, trong khi các nhà đầu tư tìm kiếm yếu tố tác động tiếp theo nên không vội đặt cược vào đồng tiền này ngay lúc này.


Phiên vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ấn định tỷ giá tham chiếu ở mức 7.1698 CNY/USD, giảm 128 pip so với phiên trước đó và là mức thấp nhất kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2008. Trên thị trường giao ngay, đồng nhân dân tệ kết thúc phiên 28/10 tăng 8 pip lên 7.2232 CNY/USD. Giao dịch diễn ra trầm lắng vào thứ Sáu, với khối lượng giảm xuống còn 11,08 tỷ USD vào giữa trưa, giảm so với khối lượng bình thường trong nửa ngày là khoảng 15 tỷ USD.


Tuy nhiên, đồng tiền Trung Quốc vẫn có khả năng giảm trong tháng 10, là tháng giảm thứ 8 liên tiếp – chuỗi giảm giá dài nhất kể từ năm 1994. Sức mạnh của đồng USD trong bối cảnh Fed thắt chặt và kinh tế Trung Quốc suy yếu do COVID gây ra đã gây áp lực lên đồng nhân dân tệ trong năm nay.


Trong tuần này, nhân dân tệ giao dịch trên thị trường nội địa có lúc chạm mức thấp nhất trong vòng 15 năm, trước khi tăng kỷ lục bởi các nhà chức trách đưa ra một loạt các biện pháp để ngăn chặn đà giảm giá của nhân dân tệ, đúng vào thời điểm đồng bạc xanh cũng giảm giá bởi kỳ vọng Fed giảm tốc độ tăng lãi suất.


Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin giảm giá trong gần suốt phiên 28/10 nhưng đột ngột tăng mạnh vào cuối phiên, lúc kết thúc ngày 28/10 theo giờ Việt Nam ở mức 20.744 USD.


Một số nhà đầu tư cũng cho rằng Bitcoin có thể là nơi trú ngụ an toàn khi nền kinh tế toàn cầu suy giảm, địa chính trị thế giới nhiều bất ổn. Điều đó có thể thúc đẩy giá Bitcoin tăng trưởng trở lại.


Giá vàng giảm hơn 1% trong phiên vừa qua do USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng sau khi dữ liệu cho thấy áp lực lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao, củng cố kỳ vọng Fed sẽ tăng mạnh lãi suất vào tuần tới.


Lúc kết thúc ngày 28/10 theo giờ Việt Nam, gía vàng giao ngay giảm 1,5% xuống 1.638,20 USD/ounce; giá vàng kỳ hạn tháng 12 giảm 1,2% xuống 1.645,10 USD.


Bộ Thương mại cho biết chi tiêu của người tiêu dùng (PCE), chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế của Mỹ, đã tăng 0,6% trong tháng trước.


Tai Wong, một nhà giao dịch cấp cao của Heraeus Precious Metals cho biết: "Có lo ngại rằng PCE cốt lõi tăng 0,5% so với tháng trước hoặc 6% so với cùng kỳ năm trước sẽ khiến Fed tương đối quyết và việc tăng lãi suất chậm lại sẽ đến muộn hơn là sớm.


Theo Cafebiz

Theo dõi tếp các bài viết của chúng tôi tại www.finverse.vn


Comments


bottom of page