top of page

Trụ sở và các bất động sản tỉ đô của Vạn Thịnh Phát giờ ra sao?

Ảnh của tác giả: Hiền TrầnHiền Trần
Trụ sở chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang cửa đóng then cài. Trong khi đó, một số doanh nghiệp khác thuộc tập đoàn này vẫn đang hoạt động bình thường.

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có trụ sở tại số 193-203 đường Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận 1, TPHCM.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có trụ sở tại số 193-203 đường Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận 1, TPHCM.

Hiện tại, tòa nhà này không còn hoạt động.
Hiện tại, tòa nhà này không còn hoạt động.

Thông tin cho thuê mặt bằng được dán trước tòa nhà sau khi các cơ sở kinh doanh thuê mặt bằng tại đây dọn đi.
Thông tin cho thuê mặt bằng được dán trước tòa nhà sau khi các cơ sở kinh doanh thuê mặt bằng tại đây dọn đi.

Cây xanh bên ngoài các lan can của tòa nhà khô héo vì lâu ngày không có người chăm sóc.
Cây xanh bên ngoài các lan can của tòa nhà khô héo vì lâu ngày không có người chăm sóc.

Tòa nhà Time Square thuộc sở hữu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nằm ở mặt tiền phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1). Đây cũng là khách sạn 6 sao đầu tiên ở TPHCM.
Tòa nhà Time Square thuộc sở hữu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nằm ở mặt tiền phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1). Đây cũng là khách sạn 6 sao đầu tiên ở TPHCM.

Ghi nhận trong sáng 21.11, hoạt động kinh doanh ở Time Square vẫn diễn ra bình thường.
Ghi nhận trong sáng 21.11, hoạt động kinh doanh ở Time Square vẫn diễn ra bình thường.

Cách Time Square không xa là Union Square với 4 mặt tiền đường Đồng Khởi - Lê Lợi - Nguyễn Huệ - Lê Thánh Tôn. Nơi này có tổng diện tích sàn lên đến 91.000 m2, quy mô 6 tầng hầm và 9 tầng nổi, trong đó có 5 tầng nổi là khách sạn 5 sao. Tuy nhiên nơi này hiện chỉ sử dụng tầng 1 - 2 cho các thương hiệu thời trang, nội thất thuê làm cửa hàng và 1 tầng hầm làm bãi đậu xe. Mặt bằng 2 tầng rộng lớn hơn nghìn mét vuông nói trên chỉ có khoảng 20 cửa hàng, phần còn lại bỏ trống.
Cách Time Square không xa là Union Square với 4 mặt tiền đường Đồng Khởi - Lê Lợi - Nguyễn Huệ - Lê Thánh Tôn. Nơi này có tổng diện tích sàn lên đến 91.000 m2, quy mô 6 tầng hầm và 9 tầng nổi, trong đó có 5 tầng nổi là khách sạn 5 sao. Tuy nhiên nơi này hiện chỉ sử dụng tầng 1 - 2 cho các thương hiệu thời trang, nội thất thuê làm cửa hàng và 1 tầng hầm làm bãi đậu xe. Mặt bằng 2 tầng rộng lớn hơn nghìn mét vuông nói trên chỉ có khoảng 20 cửa hàng, phần còn lại bỏ trống.

Trung tâm mua sắm An Đông Plaza và khách sạn 5 sao Windsor Plaza tại Quận 5 cũng thuộc sở hữu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Theo quan sát, khu mua sắm An Đông Plaza rất vắng khách.
Trung tâm mua sắm An Đông Plaza và khách sạn 5 sao Windsor Plaza tại Quận 5 cũng thuộc sở hữu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Theo quan sát, khu mua sắm An Đông Plaza rất vắng khách.

Một dự án khác là Thuận Kiều Plaza được Công ty cổ phần An Đông (công ty con của Vạn Thịnh Phát) mua lại vào năm 2015. Dự án là một khu cao ốc có tổng diện tích xây dựng 10ha, bao gồm 3 tòa tháp cao 33 tầng với 648 căn hộ.
Một dự án khác là Thuận Kiều Plaza được Công ty cổ phần An Đông (công ty con của Vạn Thịnh Phát) mua lại vào năm 2015. Dự án là một khu cao ốc có tổng diện tích xây dựng 10ha, bao gồm 3 tòa tháp cao 33 tầng với 648 căn hộ.

Sau khi về tay Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, dự án đã được đổi tên thành The Garden Malll. Hiện dự án chỉ được sơn lại màu mới, kết cấu vẫn giữ nguyên.Sau khi được Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Viva Land mua lại hồi cuối năm 2021, dự án Saigon One Tower đã được đổi tên mới là IFC One Saigon.
Sau khi về tay Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, dự án đã được đổi tên thành The Garden Malll. Hiện dự án chỉ được sơn lại màu mới, kết cấu vẫn giữ nguyên.Sau khi được Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Viva Land mua lại hồi cuối năm 2021, dự án Saigon One Tower đã được đổi tên mới là IFC One Saigon.

Tuy nhiên, dự án này chỉ được thay lớp kính bên ngoài, còn bên trong chưa được thi công.
Tuy nhiên, dự án này chỉ được thay lớp kính bên ngoài, còn bên trong chưa được thi công.

Nằm trong khuôn viên có diện tích hơn 2.800 m2 với 3 mặt tiền quay ra ba tuyến đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Thị Diệu (Quận 3, TPHCM, căn biệt thự cổ như lọt thỏm giữa các tòa nhà cao tầng xung quanh. Năm 2015, tập đoàn của bà Trương Mỹ Lan đã bỏ ra hơn 700 tỉ đồng (tương đương 35 triệu USD) mua lại căn biệt thự cổ này để trùng tu, sửa sang lại.
Nằm trong khuôn viên có diện tích hơn 2.800 m2 với 3 mặt tiền quay ra ba tuyến đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Thị Diệu (Quận 3, TPHCM, căn biệt thự cổ như lọt thỏm giữa các tòa nhà cao tầng xung quanh. Năm 2015, tập đoàn của bà Trương Mỹ Lan đã bỏ ra hơn 700 tỉ đồng (tương đương 35 triệu USD) mua lại căn biệt thự cổ này để trùng tu, sửa sang lại.

Trước đó, theo dự kiến tòa nhà sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2022. Tuy nhiên sau khi bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt, dự án bị tạm ngừng thi công.
Trước đó, theo dự kiến tòa nhà sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2022. Tuy nhiên sau khi bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt, dự án bị tạm ngừng thi công.

Theo Lao động


Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.finverse.vn

Comments


bottom of page