Price Action (PA) là phương pháp giao dịch theo hành động giá, được dùng để dự đoán hướng đi tiếp theo của thị trường chứng khoán thông qua dữ liệu giá cả. Phương pháp giao dịch theo hành động giá (Price Action) còn được gọi là “phương pháp giao dịch trần trụi” (naked trading) bởi vì việc giao dịch được thực hiện trên biểu đồ trần, không có bất cứ chỉ báo hay công cụ kỹ thuật nào kết hợp sử dụng.
Mục tiêu của giao dịch đa khung thời gian đó là nâng cao lợi nhuận bằng cách giao dịch các tín hiệu dài hạn trong khung thời gian ngắn hạn.
Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến các trader 5 chiến lược giao dịch đa khung thời gian hiệu quả với các nguyên tắc đơn giản, dễ áp dụng.
Chiến lược 1: Phá vỡ cản mạnh
Một trong những khái niệm quan trọng khi sử dụng khung thời gian cao hơn là hỗ trợ và kháng cự. Các nhà giao dịch thường tận dụng hỗ trợ và kháng cự trên khung thời gian lớn hơn để xác định khả năng bật ngược trở lại hoặc phá vỡ khỏi các vùng cản này.
Quan sát hình dưới đây:
Ta thấy vùng kháng cự mạnh trên khung ngày, khi giá phá vỡ kháng cự này thì trader có thể quay trở về khung thời gian thấp hơn tìm kiếm cơ hội mua lên.
Các mức hỗ trợ kháng cự trong khung thời gian cao hơn sẽ có tầm quan trọng hơn, đó là lý do vì sao các bạn nên tập trung tìm những vùng giá quan trọng này ở các khung thời gian lớn.
Nhìn tiếp biểu đồ bên dưới:
Đây là khung H1, sau khi giá phá vỡ kháng cự, thị trường tăng cao hơn sau khi phá vỡ và nhà giao dịch có thể tìm cơ hội tiếp tục mua lên trong xu hướng tăng giá sau đó.
Chiến lược 2: Bật ngược trở lại từ vùng cản mạnh
Thay vì tìm kiếm sự phá vỡ ở khung thời gian lớn thì các nhà giao dịch cũng có thể tìm kiếm sự bật ngược trở lại từ vùng hỗ trợ kháng cự khi những mức này giữ được giá.
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:
Một ngưỡng kháng cự mạnh đã giữ giá được nhiều lần trên khung H4, miễn là giá không thể đóng cửa lên trên mức kháng cự này thì nhà giao dịch có thể tìm cơ hội bán được, đặc biệt là sau khi thấy tín hiệu giảm tốc (động lượng yếu dần).
Sau đó là di chuyển về khung thời gian thấp hơn. Ở đây sẽ là khung M15:
Ta thấy mô hình đảo chiều vai đầu vai xuất hiện ngay bên dưới ngưỡng kháng cự H4, khi đường viền cổ của mô hình bị phá, nhà giao dịch có thể tìm cơ hội bán hoặc chờ bán khi giá quay trở lại kiểm tra đường viền cổ.
Và đây là kết quả:
Giá quay trở lại kiểm tra lại đường viền cổ của mô hình, kết hợp với kháng cự H4 và tín hiệu giảm tốc ở khung lớn, mô hình đảo chiều ở khung thấp, sau khi bán ở điểm giá kiểm tra đường viền cổ thì thị trường đã giảm mạnh.
Chiến lược 3: Phá vỡ giả đỉnh đáy
Nhà giao dịch cũng có thể sử dụng tín hiệu phá vỡ đỉnh đáy để giao dịch đa khung thời gian. Cách tiếp cận cũng giống như chiến lược với hỗ trợ kháng cự thôi nhé.
Đầu tiên bạn cần tìm được đỉnh hoặc đáy mạnh trước đó, như hình bên dưới:
Ta thấy giá lần đầu tiên vượt đỉnh trước đó trước khi đà giảm tham gia thị trường và giá giảm ngược trở lại bên dưới đỉnh trước đó. Đây là tín hiệu phá vỡ giả, cho thấy thị trường có khả năng giảm giá cao. Đây là tín hiệu ở khung thời gian cao hơn cung cấp cho chúng ta, đó là có thể canh bán với tín hiệu này được. Lúc này bạn có thể chuyển về khung thời gian thấp hơn để tìm cơ hội giao dịch.
Ở khung thời gian thấp hơn (M5), giá hình thành mô hình cờ giảm và bị phá vỡ ngay sau tín hiệu phá vỡ giả. Mô hình cờ là một trong những mô hình tiếp diễn xu hướng, sự phá vỡ đường xu hướng tăng bên dưới là tín hiệu để vào lệnh của chúng ta.
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Và sau đó thì thị trường đã giảm mạnh, như hình bên dưới:
Có thể thấy việc áp dụng đa khung thời gian đã giúp nhà giao dịch cải thiện được thống số chiến lược như tỷ lệ risk:reward, thời gian nắm giữ giao dịch cũng như điểm vào lệnh tối ưu hơn.
Chiến lược 4: Mô hình nến
Giao dịch mô hình nến là một phương pháp phổ biến nhưng nó thường thiếu sự chắc chắn nếu chỉ dựa vào một nến duy nhất. Để cải thiện chất lượng của tín hiệu, chúng ta có thể áp dụng cách tiếp cận đa khung thời gian cho tín hiệu trên.
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:
Một nến nhận chìm tăng giá ở khung ngày, hơn nữa nến này xuất hiện trong xu hướng tăng và ngay đường EMA 30, lúc này EMA 30 sẽ được xem như một ngưỡng hỗ trợ động.
Đây là tín hiệu cho thấy thị trường có thể tiếp tục tăng giá, cho nên chúng ta có thể về lại khung thời gian thấp hơn tìm tín hiệu mua lên.
Biểu đồ bên dưới là khung M5, vùng màu xanh được đánh dấu bên trái biểu đồ là đỉnh của nến nhận chìm ở khung ngày:
Sau khi có tín hiệu phá vỡ giá có xu hướng tăng lên cao hơn, là một nhà giao dịch theo xu hướng có thể thực hiện mua khi có tín hiệu phá vỡ để nắm bắt hành động giá.
Chiến lược 5: Mô hình giá
Một cách khác để giao dịch đa khung thời gian hiệu quả đó là sử dụng mô hình biểu đồ trên khung thời gian cao hơn để nhận biết tín hiệu về hướng đi của giá.
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Trên khung H4, thị trường có xu hướng giảm tổng thể với mô hình cờ xuất hiện. Sau khi giá phá vỡ đường xu hướng, giá quay trở lại kiểm tra, và khi giá chạm đường xu hướng này ta thấy có nến báo hiệu sự giảm tốc thể hiện động lượng tăng yếu đi. Tín hiệu này có thể sử dụng để chuyển qua khung thời gian thấp hơn để tìm cơ hội bán.
Các bạn nhìn khung M5:
Tại thời điểm thị trường kiếm tra lại đường xu hướng bị phá vỡ trước đó trên khung thời gian cao hơn, thì ở khung thấp hơn (M5) này đã hình thành mô hình 3 đỉnh, đây là mô hình giảm giá, cũng là tín hiệu lý tưởng để có thể lên kế hoạch bán ra tại khung này.
Việc còn lại là chờ một tín hiệu phá vỡ bên dưới mức thấp của mô hình. Các bạn nhìn hình bên dưới:
Sau tín hiệu phá vỡ, giá đã giảm rất mạnh, có thể thấy tín hiệu bán ở khung thời gian thấp là tín hiệu cực kỳ có lợi cho anh em trader, cung cấp tỷ lệ risk:reward cao.
Trên đây là 5 chiến lược giao dịch đa khung thời gian đơn giản mà hiệu quả. Không sử dụng nhiều chỉ báo, chủ yếu sử dụng hành động giá nhưng cung cấp cho chúng ta điểm vào lệnh có xác suất thành công rất cao.
Hiền Trần
Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.finverse.vn
コメント