Nghệ An tiếp tục tìm nhà đầu tư thực hiện dự án gần nghìn tỷ ở Nghi Lộc; Lai Châu thu hồi hơn 212ha đất để thực hiện 65 công trình, dự án; Cư dân Eco City Premia Buôn Ma Thuột gửi đơn tố cáo chủ đầu tư... là những tin tức bất động sản đáng chú ý tuần qua.
Giá đất cần được quy định rõ ràng và minh bạch
Trong buổi thảo luận tại Quốc hội về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã đề cập đến việc quy định giá đất một cách rõ ràng và minh bạch. Dự án luật này được coi là quan trọng vì nó giúp giải phóng nguồn lực đất đai và đảm bảo lợi ích cho nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, nhưng dự thảo luật chỉ có ghi chú rằng Chính phủ sẽ quy định chi tiết, gây khó khăn trong việc thảo luận. Việc quy định giá đất trong tài chính đất đai được cho là khó nhất, và chủ tịch Quốc hội đề nghị quy định cụ thể từ nguyên tắc đến phương pháp để Quốc hội có thể đưa ra ý kiến.
Một ví dụ được đưa ra là việc áp dụng phương pháp hệ số K để xác định giá đất trong thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM. Phương pháp này đã được TP HCM áp dụng từ lâu và mang lại lợi ích cho cả nhà đầu tư và cơ quan chức năng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh quy hoạch cần tuân thủ các quy trình, thủ tục, thẩm quyền và chế tài để tránh sai sót và tranh chấp trong lĩnh vực định giá đất.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng Quốc hội sẽ không thể yên tâm thông qua nếu Chính phủ quy định cụ thể giá đất, và đề nghị Ban Soạn thảo đưa vào dự thảo luật về nguyên tắc và phương pháp xác định giá đất. Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết ủng hộ việc có bảng giá đất để đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh sự cân đối trong việc định giá đất và cần có công cụ của nhà nước để thị trường đất đai phát triển một cách lành mạnh và không gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Nghệ An tiếp tục tìm nhà đầu tư thực hiện dự án gần nghìn tỷ ở Nghi Lộc
UBND tỉnh Nghệ An cho biết, xét đề nghị của Sở KH&ĐT tại công văn số 1799/SKHĐT-ĐT ngày 11/5/2023 về việc đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị Bắc Quán Hành.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đồng ý với đề nghị của Sở KH&ĐT tại công văn nêu trên, cho phép gia hạn thời gian đăng ký thực hiện dự án với thời gian gia hạn là 30 ngày, kể từ ngày đăng tải gia hạn. Đồng thời, nhà đầu tư đã đáp ứng yêu cầu thì không phải nộp lại hồ sơ đăng ký thực hiện dự án.
Trước đó, vào đầu tháng 1/2023, Sở KH&ĐT tỉnh Nghệ An đã công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị Bắc Quán Hành tại thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc (Nghệ An). Theo đó, CTCP H&T Group Việt Nam là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án.
Dự án được UBND tỉnh Nghệ An đã chấp thuận chủ trương đầu tư vào đầu tháng 6/2022. Dự án có diện tích khoảng 18,43 ha, quy mô dân số khoảng 1.900 người. Ranh giới cụ thể: Phía Đông giáp Khu dân cư khối 1, thị trấn Quán Hành; Phía Tây giáp đường tránh TP Vinh và đường quy hoạch 24 m; Phía Nam giáp đường quy hoạch 24 m (đi Xã Đoài); Phía Bắc giáp quốc lộ 48E đoạn từ đường tránh TP Vinh đi cầu vượt quốc lộ 1A.
Quy mô xây dựng dự án gồm: 180 căn nhà ở liền kề cao 3 tầng và 1 tum, diện tích sử dụng đất 2,9 ha, mật độ xây dựng 70-80%; 144 lô nhà ở liền kề thương mại cao 3 tầng và 1 tum, diện tích sử dụng đất 2,2ha, mật độ xây dựng 70-80%; 55 lô nhà ở biệt thự cao 3 tầng và 1 tum, diện tích sử dụng đất 1,5 ha, mật độ xây dựng 50-60%; Nhà ở xã hội, cao 2-5 tầng, diện tích sử dụng đất 1,1 ha, mật độ xây dựng 40-50%; Khu thương mại dịch vụ, cao 2-5 tầng, diện tích sử dụng đất 0,6 ha, mật độ xây dựng 40-50%, cùng các công trình phụ trợ khác.
Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 994,9 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng khoảng 952,7 tỷ đồng. Chi phí đến bù giải phóng mặt bằng khoảng 42,19 tỷ đồng. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án. Tiến độ thực đầu tư dự kiến 5 năm.
Tỉnh Lai Châu thu hồi hơn 212ha đất để thực hiện 65 công trình, dự án
Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu vừa thông qua Nghị quyết số 11 về chấp thuận bổ sung danh mục các công trình, dự án phải thu hồi đất, mức vốn bồi thường giải phóng mặt bằng và danh mục các công trình, dự án phải chuyển mục đích sử dụng đất phát sinh năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, tỉnh Lai Châu sẽ thu hồi 212,61ha đất để thực hiện 65 công trình, dự án, với mức vốn bồi thường giải phóng mặt bằng dự kiến khoảng 50,233 tỷ đồng, tập trung tại 7 huyện.
Cụ thể, huyện Than Uyên có diện tích thu hồi đất là 22,52ha (thực hiện 21 công trình, dự án); huyện Tân Uyên có diện tích đất thu hồi 0,10ha (1 công trình, dự án); huyện Tam Đường có diện tích thu hồi đất 12,60ha (3 công trình, dự án); huyện Sìn Hồ có diện tích đất thu hồi 18,74ha (11 công trình, dự án); huyện Phong Thổ có diện tích thu hồi đất là 18,69ha (1 công trình dự án); huyện Nậm Nhùn có diện tích đất thu hồi 112,20ha (24 công trình, dự án); huyện Mường Tè có diện tích thu hồi đất 27,76ha (thực hiện 4 công trình, dự án).
Diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng phải chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm thực hiện 44 công trình, dự án là 80,22ha (đất trồng lúa 26,66ha, đất rừng phòng hộ 51,95ha, đất rừng đặc dụng 1,61ha).
Trong đó, huyện Than Uyên có 3,79ha đất trồng lúa; huyện Tam Đường có 7,52ha
đất trồng lúa; huyện Sìn Hồ có 1,98ha đất trồng lúa. Còn huyện Tân Uyên có 3,48ha (bao gồm: đất trồng lúa 0,55ha, đất rừng phòng hộ 1,32ha, đất rừng đặc dụng 1,61ha); huyện Phong Thổ 9,30ha (diện tích đất trồng lúa 8,66ha, đất rừng phòng hộ 0,64ha); huyện Nậm Nhùn 45,88ha (diện tích đất trồng lúa 3,88ha, diện tích đất rừng phòng hộ 42,00ha); huyện Mường Tè có 8,27ha (diện tích đất trồng lúa 0,28ha, đất rừng phòng hộ 7,99ha).
Long An: Tìm nhà đầu tư cho khu đô thị mới Hậu Nghĩa trị giá hơn 1 tỷ USD
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An vừa có thông báo mời gọi nhà đầu tư quan tâm đăng ký thực hiện dự án khu đô thị mới Hậu Nghĩa - Đức Hòa, huyện Đức Hòa.
Khu đất thực hiện dự án có diện tích khoảng 197,2ha, nằm trên địa bàn Thị trấn Hậu Nghĩa, Xã Đức Lập Thượng và Xã Tân Mỹ, Huyện Đức Hòa. Quy mô dân số dự kiến khoảng 40.000 người. Cơ cấu của khu đô thị gồm
Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cũng mời đầu tư Khu đô thị tại Phường 4 và Phường 6, TP Tân An với diện tích hơn 137ha; quy mô dân số khoảng 17.200 người. Tổng vốn đầu tư của dự án hơn 7.100 tỷ đồng, riêng chi phí bồi thường và hỗ trợ tái định cư chiếm hơn 1.000 tỷ đồng. Dự án có thời hạn hoạt động là 50 năm tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất.
Về cơ cấu sản phẩm, dự án sẽ đầu tư xây dựng 2.482 lô đất ở thấp tầng, trong đó gồm 195 lô nhà ở biệt thự, 2.287 lô nhà ở phố thương mại; đồng thời dành hơn 8,6 ha để phát triển nhà ở xã hội.
Dự án dự kiến thực hiện trong 8 năm. Thời gian khởi công xây dựng dự kiến quý II/2025 - quý II/2030. Đến quý IV/2030 đưa vào khai thác sử dụng.
biệt thự, nhà liền kề, chung cư, đất nền tái định cư, nhà ở xã hội... Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án đến 17 giờ ngày 10/7/2023.
Tổng vốn đầu tư của dự án hơn 28.200 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD). Trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 3.000 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ ngày có quyết định chấp thuận nhà đầu tư. Dự kiến, dự án được hoàn thành đầu tư trong 6 năm.
Cư dân Eco City Premia Buôn Ma Thuột gửi đơn tố cáo chủ đầu tư
Mới đây, hàng chục cư dân tại khu đô thị Eco City Premia Buôn Ma Thuột đã gửi đơn tố cáo Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị Đắk Lắk vì vi phạm cam kết trong hợp đồng mua bán và gây thiệt hại kinh tế cho khách hàng.
Theo tìm hiểu, các cư dân đã đóng tiền mua nhà phố, biệt thự nhưng không nhận được sổ quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà cũng như tài sản gắn liền với đất. Chủ đầu tư cũng áp đặt mức phí lớn để tiến hành hoàn thiện nội thất, mà nhiều cư dân không đồng ý. Ngoài ra, chất lượng xây dựng cũng gây lo lắng với một số căn nhà không đạt chất lượng cam kết.
Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư phát triển đô thị Đắk Lắk, ông Vũ Bá Sang cho biết, dự án đã bán và đặt cọc khoảng 700 căn, nhưng việc cấp sổ đỏ cho cư dân bị chậm do vướng mắc trong điều chỉnh quyết định đầu tư và thủ tục giao đất. Ông cũng lý giải rằng khoản tiền 200 triệu đồng là một khoản đặt cọc trước để đảm bảo không gây ảnh hưởng hoặc hư hỏng cho căn hộ khác khi thi công.
Đối với các vấn đề về chất lượng công trình, ông Sang cho rằng các sự cố như thấm nước là do lỗi trong quá trình thi công và công nhân vệ sinh chưa kỹ. Ông đảm bảo rằng chủ đầu tư sẽ tiến hành xử lý khi phát hiện các vấn đề này.
Tuy nhiên, các cư dân vẫn đang đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk can thiệp và giải quyết vụ việc để bảo vệ quyền lợi của họ và khôi phục tình hình kinh tế bị ảnh hưởng.
Theo PetroTimes
Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.finverse.vn
Comments