VN-Index giảm hơn 18 điểm; Chi phí trích lập dự phòng của các ngân hàng tăng cao; Mong manh vùng hỗ trợ; Lại nóng chuyện “kho hàng” và nỗi ám ảnh phiên ATC; Không hành động trong tâm thế sợ hãi; Tình trạng "nghiện" vay nợ và bẫy tăng trưởng thấp của nền kinh tế toàn cầu...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 30/10 giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 250.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã giảm 100.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 69,90 – 70,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 21 USD lên 2.005,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng, giá vàng hạ nhiệt và về gần 1.995 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,43 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 30/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.097 đồng/USD, giảm 10 đồng so với cuối tuần qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.385 – 24.725 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 34.400 USD thì sang phiên hôm nay đã chững lại và đi ngang quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,89 USD (-1,04%), xuống 84,65 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,79 USD (-0,87%), xuống 89,69 USD/thùng.
VN-Index lao dốc
Sau phiên sáng khá ảm đạm với thanh khoản thấp, điểm tích cực duy nhất là VN-Index lấy lại được ngưỡng hỗ trợ 1.050 điểm, thị trường bước vào phiên chiều thêm một lần để mất mốc này.
Mặc dù vậy, lực cầu có phần gia tăng ở nhóm bluechip đã dần kéo chỉ số trở lại và dù đi lên tương đối khó nhọc khi thanh khoản vẫn ở mức thấp nhưng VN-Index đã chạm gần tới tham chiếu vào thời điểm 14h00’, nhưng tại đây,lực cung giá thấp được tung mạnh và khiến chỉ số đảo chiều và rơi và về gần 1.040 điểm khi đóng cửa.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 2,21 triệu đơn vị, tương đương giá trị bán ròng 67,97 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 30/10: VN-Index giảm 18,22 điểm (-1,72%), xuống 1.042,4 điểm; HNX-Index giảm 6,7 điểm (-3,07%), xuống 211,34 điểm; UpCoM-Index giảm 0,82 điểm (-0,98%), xuống 82,28 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ Sáu (27/10), khi các cổ phiếu megacap vẫn đang chịu áp lực điều chỉnh, trong khi các dấu hiệu về khả năng phục hồi kinh tế có thể khuyến khích Fed giữ lãi suất ở cao trong thời gian lâu hơn.
Chỉ số Dow Jones chịu sức ép từ đà sụt giảm của JPMorgan Chase, sau khi CEO Jamie Dimon cho biết ông dự định bán 1 triệu cổ phiếu vào năm tới.
Ngược lại, Nasdaq Composite tăng điểm nhờ đà tăng hơn 6% của cổ phiếu Amazon. Các cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn khác như Microsoft cũng tăng hỗ trợ.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm lần lượt 2,1% và 2,5%, Nasdaq giảm 2,6%.
Kết thúc phiên 27/10: Chỉ số Dow Jones giảm 366,71 điểm (-1,12%), xuống 32.417,59 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 19,86 điểm (-0,48%), xuống 4.117,37 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 47,41 điểm (+0,38%), lên 12.643,01 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, theo chân đà sụt giảm của Phố Wall trong phiên trước đó và sự thận trọng trước cuộc họp của ngân hàng trung ương trong nước và Mỹ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,95% xuống 30.696,96 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,04% xuống 2.231,24 điểm.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã bắt đầu cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày dưới áp lực ngày càng tăng để tránh việc kiểm soát lợi suất trái phiếu gây tranh cãi khi lợi suất kỳ hạn 10 năm đã chạm gần mức trần chính sách là 1%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng điểm, được hỗ trợ bởi những dấu hiệu mới về sự hỗ trợ từ chính phủ.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,12% lên 3.021,55 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,60% lên 3.583,77 điểm.
Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc tăng mạnh, nhưng cổ phiếu ngân hàng giảm do biên lợi nhuận bị thu hẹp, trong khi cổ phiếu bất động sản lùi bước Tập đoàn Evergrande tiến tới khả năng phá sản.
Hơn 30 công ty niêm yết tại Trung Quốc công bố cổ phiếu kế hoạch mua lại cổ phiếu vào cuối tuần này.
Trong khi quỹ tương hỗ lớn E Fund Management cho biết sẽ tự đầu tư sản phẩm của chính mình và đang tham gia vào một số lượng ngày càng tăng của các công ty hướng đến lời kêu gọi của Chính phủ để giúp hồi sinh thị trường chứng khoán, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ năm 2019 trong tuần trước.
Tâm lý cũng được hỗ trợ bởi các quy tắc chặt chẽ hơn chống lại hoạt động bán khống có hiệu lực vào thứ Hai.
Chỉ số STAR 50 tập trung vào công nghệ tăng 1,9%, trong khi chỉ số CSI Tech tăng 3,4%.
Chứng khoán Hồng Kông (Trung Quốc) đảo chiều tăng điểm ở những phút cuối, nhờ cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô điện BYD bật tăng, trước khi công bố lợi nhuận kỷ lục trong quý vừa qua.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,04% lên 17.406,36 điểm Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,32% xuống 5.960,33 điểm.
Cổ phiếu BYD tăng 0,2%, đảo ngược mức giảm tới 2% khi nhà sản xuất ô tô chuẩn bị công bố kết quả quý III.
Các cổ phiếu lớn khác cũng hỗ trợ với Tencent tăng 1%, Alibaba tăng 0,7%, Hansoh Pharma tăng 6,3%.
Đáng chú ý là cổ phiếu China Evergrande Group giảm gần 10% sau khi Tòa án Hồng Kông đã cho tập đoàn này một điều khoản miễn trừ trong 5 tuần để đưa ra một thỏa thuận cho các chủ nợ hoặc phải đối mặt với khả năng vỡ nợ.
Chứng khoán Hàn Quốc nhích nhẹ, nhờ động lực của các nhà sản xuất pin tăng giá, nhưng đà tăng đã bị chặn lại, trong bối cảnh tâm lý thị trường thận trọng trước các sự kiện lớn của ngân hàng trung ương và các dữ liệu quan trọng vào cuối tuần.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 7,75 điểm, tương đương 0,34%, lên 2.310,56 điểm.
"Phần lớn các nhà đầu tư có lập trường đứng ngoài, chờ đợi các sự kiện lớn, bao gồm các quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và Fed", nhà phân tích Park Kwang-nam của Mirae Asset Securities cho biết.
Động lực của thị trường phiên này là cổ phiếu của nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 1,25%, trong khi công ty mẹ LG Chem tăng 1,48%. Cổ phiếu nhà sản xuất vật liệu pin POSCO Holdings tăng 2,36%.
Cổ phiếu Asiana Airlines tăng 7,05%, sau khi có lúc tăng hơn 20% do kỳ vọng đề xuất sáp nhập với Korean Air Lines.
Kết thúc phiên 30/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 294,73 điểm (-0,95%), xuống 30.696,96 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 3,77 điểm (+0,12%), lên 3.021,55 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 7,63 điểm (+0,04%), lên 17.406,36 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 7,74 điểm (+0,34%), lên 2.310,55 điểm.
Theo Tin nhanh chứng khoán
Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.finverse.vn
Comments