Trong thời gian qua giá Bitcoin biến động mạnh. Thế giới tiền điện tử thay đổi rất nhanh chóng, với những tiến bộ và tiền điện tử mới được bổ sung hàng ngày.
Những đợt tăng giá quan trọng này mang lại mức độ rủi ro cao cho các nhà đầu tư. Cũng khó để biết tiền điện tử có giá trị gì tại một thời điểm nhất định và liệu chúng có giá trị gì trong tương lai hay không.
Bất kỳ cơ quan trung ương nào cũng không ủng hộ tiền điện tử, vì vậy giá trị của chúng có thể biến động đáng kể từ ngày này sang ngày khác. Cũng không có cơ quan quản lý nào giám sát chúng, gây khó khăn cho việc xác định liệu đồng tiền có giá trị gì trong tương lai hay không. Đó là nơi mà stablecoin xuất hiện.
Stablecoin là gì?
Stablecoin là một loại tiền điện tử có giá trị cố định khi so sánh với một tài sản khác, thường là đồng đô la Mỹ hoặc đồng Euro, có thể có một số loại tài sản ổn định khác. Loại tiền điện tử này dựa trên tài sản cơ bản, điều đó khiến giá trị của nó ổn định theo thời gian, ít nhất là so với loại tiền tệ mà nó được gắn vào. Trên thực tế, nó giống như thể tài sản thực được chuyển sang dạng điện tử, đồng USD kỹ thuật số là một ví dụ.
Đơn cử như, các tổ chức phát hành stablecoin thường thiết lập một khoản dự trữ tại một tổ chức tài chính và tổ chức này sẽ nắm giữ tài sản thực. Vì vậy, một stablecoin có thể chứa 100 triệu đô la dự trữ và phát hành 100 triệu đồng tiền số với giá trị cố định là 1 đô la cho mỗi đồng xu. Đến khi chủ sở hữu của stablecoin muốn rút tiền ra, thì số tiền đó cuối cùng sẽ thành tiền thật và được lấy từ khoản dự trữ này.
Cấu trúc này trái ngược với hầu hết các loại tiền điện tử khác, chẳng hạn như Bitcoin hay Ethereum, chúng vốn không được nâng đỡ bởi bất cứ thứ gì ngoài hệ thống blockchain. Không giống như stablecoin, các loại tiền điện tử khác dao động rất mạnh, các nhà đầu cơ lợi dụng sự biến động mạnh của tiền điện tử để đẩy giá của lên và xuống từ đó họ có thể kiếm lợi nhuận thông qua các giao dịch tiền số.
Đa phần các stablecoin được hỗ trợ bởi tài sản thực, vẫn có những loại không hề có sự đảm bảo nào. Thay vào đó, những người khác sử dụng các phương tiện kỹ thuật (chẳng hạn như phá hủy một số nguồn cung tiền xu để tạo ra sự khan hiếm) để giữ giá tiền điện tử ở giá trị cố định. Chúng được gọi là stablecoin dựa theo thuật toán và chúng rủi ro hơn nhiều so với stablecoin được hỗ trợ bởi tài sản. Đương nhiên, bởi cái gì có thể nắm trong tay vẫn sẽ chắc ăn hơn.
Vì sao Stablecoin được sử sụng nhiều trong giao dịch tiền điện tử?
Anthony Citrano, người sáng lập Acquicent, một thị trường cho NFT, cho biết các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin và Ethereum rất dễ bay hơi, điều này làm cho việc định giá mọi thứ cho dù có điều kiện ràng buộc cũng rất khó khăn. Thế nên, stablecoin tránh vấn đề này bằng cách khóa giá của chúng với một loại tiền tệ thực sự. Ngoài ra, tính ổn định của loại tiền này cho phép chúng được sử dụng như một loại tiền tệ với chức năng môi giới tiền điện tử.
Ví dụ, các nhà giao dịch có thể chuyển đổi Bitcoin thành một stablecoin như Tether, thay vì đổi thẳng thành đô la. Stablecoin hoạt động 24/7, làm cho chúng dễ tiếp cận hơn so với tiền mặt thu được thông qua hệ thống ngân hàng, vốn đóng cửa qua đêm và chủ nhật.
Stablecoin cũng có thể được sử dụng với hợp đồng thông minh, là một loại hợp đồng điện tử được thực hiện tự động khi các điều khoản của nó được hoàn thành. Sự ổn định của tiền kỹ thuật số cũng giúp tránh được những bất đồng có thể nảy sinh khi giao dịch với các loại tiền điện tử dễ bay hơi hơn.
5 loại stablecoin hàng đầu hiện nay theo vốn hoá thị trường
Giá trị của tài sản kỹ thuật số được gọi là stablecoin được gắn với một tài sản bên ngoài, chẳng hạn như vàng hoặc tiền tệ fiat, dẫn đến danh tiếng ban đầu về độ tin cậy của chúng. Nhưng sự ổn định đó đã bị đặt dấu hỏi khi đồng tiền ổn định lớn thứ ba, TerraUSD (UST), đột ngột bị "phá giá" khỏi đồng đô la Mỹ vào tháng 5, cuối cùng giảm xuống chưa đến một xu so với đồng đô la và gây ra sự sụp đổ của mã thông báo chị em của nó Luna.
Ngoài việc đặt ra câu hỏi về tính minh bạch - rủi ro, "stablecoin đã trở thành mối quan tâm lớn đối với các chính phủ lo ngại chúng sẽ gây ra sự cạnh tranh nghiêm trọng chống lại chủ quyền của tiền tệ quốc gia của họ", Will Evans, giám đốc điều hành tại Châu Mỹ của sàn giao dịch tiền điện tử CEX cho biết.
Dưới đây là 5 loại stablecoin các nhà đầu tư cần xem xét hiện tại:
1. Tether (USDT)
Tether là một tài sản kỹ thuật số mới gắn liền với đô la Mỹ cho phép mọi người gửi tiền trên toàn thế giới mà không phải trả phí. Bằng cách đổi đô la của họ lấy mã thông báo Tether, người nắm giữ có thể sử dụng chúng theo bất kỳ cách nào họ muốn - mua hàng hóa, đầu tư vào tiền điện tử, v.v. Đó là một ý tưởng sáng tạo có tiềm năng thay đổi cách chúng ta nghĩ về tiền mãi mãi. Đây hiện là đồng tiền nằm ở vị trí cao nhất của vốn hoá thị trường. Bộ phận Tether Operations Ltd của Tether cung cấp sự ổn định tài chính cho các nhà đầu tư bằng cách duy trì số dư tài khoản mọi lúc , không bao giờ giảm xuống dưới mức tối thiểu bắt buộc đặt ra thông qua các nguồn bên ngoài như ngân hàng hoặc các tổ chức ủy thác khác.
2. USD Coin (USDC)
USDC là một stablecoin được tạo ra bởi nền tảng blockchain phi tập trung MakerDAO. USDC là một loại tiền kỹ thuật số sử dụng đồng đô la Mỹ như một biện pháp bảo mật bổ sung. Do đó, nó đang có được sức hút với các tổ chức tài chính.
USDC kết hợp các chức năng của tiền điện tử và tiền tệ fiat. Mục đích là giúp các nhà đầu tư ở khắp mọi nơi có thể đầu tư dễ dàng hơn mà không phải lo lắng về biến động hoặc giá cả biến động mạnh.
3. Binance USD (BUSD)
Binance USD là một mã thông báo ERC20 được phát hành trên chuỗi khối Ethereum ( ETH-USD ). Đây là một trong những mã thông báo được giao dịch nhiều nhất trên Binance và có một số chức năng tiện ích có thể được sử dụng để giao dịch tiền điện tử. Nó có giá trị cố định so với đô la Mỹ. Bạn có thể sử dụng nó cho các giao dịch ở bất kỳ nơi nào chấp nhận Ethereum.
Binance USD ( BUSD-USD ) được chứng nhận bởi Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư của BNB.
4. Dai (DAI)
MakerDAO là một trong những công ty sáng tạo nhất trong không gian tiền điện tử ngày nay, với báo cáo chính thức của họ mô tả cách họ sử dụng Ethereum để duy trì sự ổn định trên đồng tiền của họ.
Hệ thống thông minh này giữ cho đồng Dai ổn định ở tỷ lệ 1: 1 với đô la Mỹ. Và bởi vì các đồng tiền đã ký gửi trị giá hơn 1 đô la có thể được rút và trả lại miễn phí (và chúng không bao giờ giảm giá trị).
5. TrueUSD (TUSD)
TrueUSD là một đồng tiền ổn định với hệ thống quản trị phi tập trung . Nó dựa trên giao thức USDT mà TrueBit đã phát triển.
TrueUSD được gắn với đồng đô la Mỹ. Điều này có nghĩa là, tại bất kỳ thời điểm nào, một USD TrueUSD sẽ luôn có giá trị là 1 USD.
Tất nhiên, kích thước của những đồng tiền này kém hơn so với các loại tiền điện tử lớn nhất, chẳng hạn như Bitcoin, với vốn hóa thị trường gần 560 tỷ đô la và Ethereum, có giá trị hơn 242 tỷ đô la.
Rủi ro thực sự của các stablecoin
Thoạt nhìn, stablecoin có vẻ ít rủi ro. Nhưng chỉ khi so với các loại tiền điện tử phổ biến không được hỗ trợ gì. Tuy nhiên, stablecoin vẫn có một số rủi ro điển hình của tiền điện tử và sau đây là những loại rủi ro phổ biến mà bạn nên biết.
Về bảo mật, giống như các loại tiền điện tử khác, stablecoin phải được giữ ở đâu đó thường gọi là ví, cho dù đó là ví kỹ thuật số của riêng bạn hay của nhà môi giới hoặc sàn giao dịch. Điều đó có rủi ro là vì bất kỳ một nền tảng giao dịch nào đó có thể không đủ an toàn hoặc sẽ có một số lỗ hổng.
Về yếu tố con người, mặc dù có vẻ như tiền điện tử có tính phi tập trung, nhưng trên thực tế, bạn đang giao dịch với nhiều bên trong một giao dịch, bao gồm cả ngân hàng nắm giữ khoản dự trữ và tổ chức phát hành stablecoin. Họ phải đưa ra những quyết định đúng đắn (bảo mật, dự trữ đúng cách,…) để giữ đồng tiền duy trì giá trị.
Dự trữ cũng là một vấn đề. Một yếu tố chính của hệ sinh thái stablecoin là các khoản dự trữ hỗ trợ cho stablecoin. Những khoản dự trữ đó là chốt chặn cuối cùng để hỗ trợ cho giá trị của một stablecoin. Nếu không có chúng, nhà phát hành tiền số không thể đảm bảo giá trị của một stablecoin cũng như niềm tin của khách hàng.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại sự thiếu tự tin. Nếu một stablecoin không được hỗ trợ đầy đủ bởi các tài sản cứng, đặc biệt là tiền mặt, nó có thể bị trượt giá và mất chốt so với đồng tiền mục tiêu của nó. Đó thực sự là những gì đã xảy ra với stablecoin theo thuật toán Terra khi nó mất chốt với đồng USD, vì nó không được hỗ trợ bởi tiền mặt mà là bởi các loại tiền điện tử khác. Giá của stablecoin đã bị phá vỡ và tuột dốc không phanh, các nhà giao dịch đã mất niềm tin vào khả năng duy trì tỷ giá của nó và rời đi.
Rủi ro cũng như thế mạnh của stablecoin này là chúng không được hỗ trợ hoàn toàn bởi các loại tiền tệ dự trữ, điều này có nghĩa với số tiền ít ỏi thì bạn vẫn có thể tạo ra một stablecoin triển vọng. Trong một tình huống lý tưởng, nếu nhà phát hành stablecoin có đủ dự trữ tiền tệ (bằng tiền mặt hoặc các khoản đầu tư an toàn khác, có tính thanh khoản cao) để hỗ trợ đầy đủ cho stablecoin. Gần như những rủi ro đều sẽ biến mất và được giải quyết nhanh chóng.
Cách để nhận biết một Stablecoin an toàn?
Làm thế nào để bạn biết liệu một stablecoin có an toàn hay không? Bạn sẽ cần đọc qua bản sao của sao kê từ nhà phát hành. Nếu có thể hãy kiểm tra các báo cáo về việc dự trữ tài sản cứng của nhà phát hành. Và khi mà họ không cung cấp bất kỳ báo cáo nào cho việc dự trữ tài sản, hãy hết sức cảnh giác vì họ đang giấu thứ gì đó đằng sau.
Không chỉ người đầu tư mà chủ sở hữu stablecoin cũng cần lưu ý chính xác có bao nhiêu khoản dữ trữ mà đồng tiền của họ được hỗ trợ. Stablecoin Tether đã bị chỉ trích thậm chí bị kiện ra toàn khi tiết lộ về khoản dự trữ thực sự của đồng tiền này. Những người nghĩ rằng tiền điện tử được dự trữ hoàn toàn bằng đô la Mỹ nên cẩn thận.
Trong báo cáo dự trữ của ngày 31/3/2021, công ty này có nhiều khoản dự trữ hơn là số nợ phải trả. Bề ngoài trong có vẻ tốt, nhưng bên trong thì có quỷ mới biết như thế nào. Khoảng 76% dự trữ của đồng tiền này được giữ dưới dạng tiền hoặc các khoản tương đương tiền (phần lớn là nợ doanh nghiệp ngắn hạn hay còn được gọi là thương phiếu commercial paper). Gần 13% là các khoản vay có sự bảo đảm, 10% là trái phiếu công ty, quỹ và kim loại quý. Những tài sản này tuy có thể hoạt động giống giao dịch trên mặt thực tế, nhưng chúng không phải là tiền mặt đúng nghĩa.
Nếu bạn quan sát thêm một chút bạn sẽ nhận ra dưới 4% trong tổng số đó mới là tiền mặt đúng nghĩa, phần lớn nhất là nợ ngắn hạn của công ty này. Thương phiếu này không giống như tiền mặt, nhất là trong các trường hợp khẩn cấp. Nếu thị trường giảm, những tài sản đó sẽ đi theo và nhanh chóng giảm giá trị, nó khiến cho đồng Tether không được dự trữ đầy đủ và chính xác vào thời điểm cần thiết nhất.
Trừ khi có một stablecoin cam kết giữ 100% (hoặc hơn) dự trữ đồng tiền điện tử bằng tiền mặt, thì không có gì đảm bảo rằng tiền mặt sẽ có sẵn ở đó để đổi cho bạn. Những người nắm giữ các stablecoin có thể sẽ quay về điểm ban đầu bằng việc điều hành một ngân hàng cổ điển, số phận đáng kinh ngạc đối với một công nghệ được tiếp thị rằng bản thân nó rất hiện đại.
Vào năm 2021, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ đã phạt Tether 41 triệu đô la vì đưa ra tuyên bố không trung thực rằng stablecoin của họ được hỗ trợ 100% bằng tiền tệ thực tế. Kể từ báo cáo tháng 3 năm 2021, Tether đã giảm nắm giữ thương phiếu và tính đến quý 4 năm 2021, họ đã chiếm khoảng 30% dự trữ, so với 44% trong quý 3. Công ty đã nói rằng họ sẽ tiếp tục giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn này. Giá trị vốn hóa của Tether cũng giảm mạnh từ 82 tỷ USD về 70 tỷ USD cho đến hiện tại.
Stablecoin cung cấp một số tính ổn định còn thiếu trong hầu hết các loại tiền điện tử, khiến chúng không thể sử dụng được như tiền tệ thực tế. Nhưng những người sử dụng stablecoin nên biết những rủi ro mà họ phải tránh hoặc chịu đựng khi sở hữu nó.
Theo Yahoofinance, Coinmarketcap
Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.mastertraders.vn
Comentarios