top of page

G7 đạt thỏa thuận loại bỏ than vào năm 2035

Ảnh của tác giả: Tiến SơnTiến Sơn
Khói và hơi nước cuồn cuộn từ Nhà máy điện Belchatow, nhà máy nhiệt điện chạy bằng than non lớn nhất Châu Âu, do công ty PGE của Ba Lan vận hành, ở Rogowiec, Ba Lan, ngày 22 tháng 11 năm 2023
Khói và hơi nước cuồn cuộn từ Nhà máy điện Belchatow, nhà máy nhiệt điện chạy bằng than non lớn nhất Châu Âu, do công ty PGE của Ba Lan vận hành, ở Rogowiec, Ba Lan, ngày 22 tháng 11 năm 2023

Các bộ trưởng năng lượng từ các nước giàu có thuộc nhóm bảy nước (G7) đã đạt được thỏa thuận đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than chậm nhất vào năm 2035, một bước quan trọng hướng tới việc chuyển đổi khỏi các nhà máy điện đốt than.


“Chúng tôi có một thỏa thuận loại bỏ than đá trong nửa đầu năm 2030… đó là một thỏa thuận lịch sử,” Bộ trưởng an ninh năng lượng và trung hòa Carbon của Vương quốc Anh Andrew Bowie nói với Class CNBC, theo một video đăng trên X.


Các nguồn tin ngoại giao của Ý cho biết đã đạt được thỏa thuận về mặt kỹ thuật.


Thỏa thuận này sẽ được đưa vào thông cáo cuối cùng của các bộ trưởng năng lượng G7 sẽ được công bố vào thứ ba sau khi kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày ở Turin.


Một nguồn tin trước đó nói với Reuters rằng các nhà ngoại giao từ các nước G7 – Ý, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada và Nhật Bản – đã thảo luận về vấn đề này cho đến cuối chủ nhật, trước khi bắt đầu cuộc họp cấp bộ trưởng.


Thỏa thuận này đánh dấu một bước quan trọng theo hướng được Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc COP28 vạch ra vào năm ngoái nhằm loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, trong đó than là loại gây ô nhiễm nhất.


Luca Bergamaschi, đồng sáng lập tổ chức nghiên cứu biến đổi khí hậu ECCO của Ý cho biết thêm trên X: “Điều này giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi đầu tư từ than sang công nghệ sạch, đặc biệt là ở Nhật Bản và rộng hơn là toàn bộ những nước sử dụng than bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ”


Năm ngoái, Ý đã sản xuất 4,7% tổng sản lượng điện từ sáu nhà máy nhiệt điện than còn lại. Rome hiện có kế hoạch đóng cửa các nhà máy của mình vào năm 2025, ngoại trừ đảo Sardinia có thời hạn là năm 2028.


Tại Đức và Nhật Bản, than đóng vai trò lớn hơn, với tỷ trọng điện năng được tạo ra từ nhiên liệu này vượt quá 25% tổng lượng điện vào năm ngoái.


Năm ngoái, dưới thời chủ tịch Nhật Bản, G7 cam kết ưu tiên các biện pháp cụ thể nhằm loại bỏ dần việc sản xuất điện đốt than, nhưng không đưa ra thời hạn cụ thể.


Tiến Sơn


Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.finverse.vn

Comments


bottom of page