Vậy là vào lúc 1h rạng sáng ngày mai (23/03), FED công bố lãi suất lần thứ 2 trong năm nay. Trong đợt công bố gần nhất vào hôm 01/02, FED đã tăng thêm “0.25%” đúng theo mức dự đoán của cộng đồng.
Fed công bố lãi suất như kỳ vọng?
Những biến động của thị trường kể từ đầu tháng 3 cho đến hiện tại, đã khiến tâm lý đám đông “quay xe” chóng mặt khi đi từ “tiêu cực” cho đến “lạc quan” về mức kỳ vọng lãi suất của FED trong đợt tăng lần này từ 0.5% sang 0.25% thậm chí “không tăng lãi suất”. Hiện tại, các kịch bản có thể xảy ra như sau:
Tăng đúng kỳ vọng đám đông (0.25%)
Đây là điều tốt cho Crypto khi FED không quá mạnh tay với chính sách lãi suất. Với mức lãi suất hiện tại được duy trì hoặc tăng nhẹ, thị trường sẽ trở nên ổn định hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng tiền ở các kênh đầu tư (trong đó có Crypto).
=> Đây cũng là mức tăng lãi suất được 89.3% các Traders từ các quỹ tài chính dự đoán.
Giữ nguyên lãi suất hiện tại (0.00%)
Đặc biệt trong bối cảnh nhiều ngân hàng đang phá sản, Fed sẽ không đưa ra quyết định quá mạnh về lãi suất thậm chí “giữ nguyên” hiện tại, vì điều này có thể làm gia tăng rủi ro cho hệ thống tài chính. Do đó, việc duy trì sẽ giúp tạo ra một môi trường ổn định và giảm thiểu rủi ro cho thị trường.
Việc tạm ngừng tăng lãi suất trong bối cảnh hiện tại cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc “kiểm soát” lạm phát.
Kịch bản xấu nhất (0.5%)
Fed đột ngột tăng 0.5% điểm lãi suất khiến tất cả thị trường tài chính “bị sốc” bao gồm Crypto. Việc tăng 0.5% chứng tỏ FED một lần nữa “diều hâu” với mức lãi suất hiện tại và tình hình lạm phát vượt ngoài tầm kiểm soát.
Đồng thời rủi ro các hệ thống ngân hàng phá sản do không chịu được “áp lực” dẫn đến phá sản thêm.
Tuy nhiên, với bối cảnh hiện tại khả năng kịch bản này xảy ra “khá thấp”.
=> Quan điểm của chúng mình thì việc Fed sẽ chọn phương án “an toàn” với việc tiếp tục tăng thêm 0.25% cho mức lãi suất. Điều này sẽ giúp Fed đạt được mục tiêu giảm lạm phát xuống 2% với tốc độ vừa phải và không làm tăng mạnh tỷ lệ thất nghiệp.
Thị trường đang trong giai đoạn nhạy cảm với tin tức?
Thông tin về việc “Nhà Trắng chỉ trích ngành Crypto” được đăng tải vào sáng nay (22/03) về những rủi ro mà thị trường có thể đem lại cho người dùng.
Quan điểm từ phía Nhà Trắng cho rằng Crypto không thể mang lại những lợi ích về sở hữu trí tuệ, giá trị tài chính hay công cụ thanh toán sẽ được ứng dụng rộng rãi trên nền tài chính truyền thống.
Ngoài ra, Nhà Trắng cũng không tán thành việc stablecoin trở thành phương thức thanh toán được chấp nhận rộng rãi vì người nắm giữ stablecoin không có khả năng quy đổi tài sản về lại tiền mặt nếu không tìm được người sẵn sàng mua lại vị thế của mình.
Động thái này có thể là Nhà Trắng đang ngầm shill FedNOW và CBDC, để có thể giúp nâng cấp cơ sở hạ tầng tài chính của Mỹ.
Trong thời gian tới, nếu Nhà Trắng “hiện thực” những lời chỉ trích thành “hành động” thì sẽ tạo nên những tác động tiêu cực đến với thị trường Crypto.
Fed sẽ bơm tiền cứu thanh khoản cho hệ thống ngân hàng Mỹ?
Theo đánh giá của ngân hàng JPMorgan Chase, chương trình cho vay khẩn cấp của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể cung cấp tới 2,000 tỷ USD thanh khoản vào hệ thống ngân hàng Mỹ, giúp giảm căng thẳng trong thị trường tài chính.
Điều này xảy ra trong bối cảnh 3 ngân hàng gồm Silicon Valley Bank, Signature Bank và Silvergate Capital lần lượt phá sản. Qua đó mục tiêu của chương trình là cung cấp thanh khoản nhằm ngăn chặn rủi ro bank run trong tương lai.
Giá Vàng “quay lại” mức đỉnh cũ?
Giá vàng thường được coi là một chỉ số đo lường sức khỏe của thị trường tài chính. Khi giá vàng tăng, điều này có thể cho thấy rằng đầu tư vào vàng hiện tại là một hướng đi “an toàn” đối với các tổ chức tài chính lớn.
Lần gần nhất giá vàng quay lại vùng giá $2,000 là vào thời điểm cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2022 khi cuộc chiến Nga và Ukraine diễn ra. Đánh dấu thời điểm bước ngoặt của những bất ổn cho nền tài chính toàn cầu.
Thị trường Crypto sẽ ra sao sau khi lãi suất được công bố?
Thời gian công bố lãi suất được diễn ra cùng ngày với sự kiện được mong chờ nhất trên cộng đồng Crypto hiện tại là “Arbitrum tiến hành Airdrop“. Đây là đợt Airdrop được đánh giá là “khủng nhất” đến thời điểm hiện tại.
Đối chiếu lại lịch sử ở 2 đợt Airdrop gần nhất của Optimism và Aptos đều đã diễn ra một đợt điều chỉnh chung trên thị trường sau đó
Tâm lý thị trường mỗi khi diễn ra một đợt Airdrop lớn đều trở nên “hưng phấn”. Cộng đồng lúc này có xu hướng đi “tìm kiếm cơ hội” từ các kèo airdrop từ các dự án khác và “bỏ quên các khoản đầu tư (SPOT)” của mình.
Tháng 4, là một tháng trống tin tức vĩ mô khi chỉ xảy ra những sự kiện tin tức hằng tháng như:”PMI, CPI, PPI, FOMC Meeting Minutes”, đồng thời sẽ diễn ra các sự kiện đáng chú ý như nâng cấp Bedrock của Optimism (05/04) và ShangHai ETH Update (12/04).
=> Khả năng động lực tăng giá “vẫn còn” trên thị trường nếu diễn ra nhịp điều chỉnh vào giai đoạn cuối tháng 3 và đầu tháng 4.
Theo Allinstation
Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.finverse.vn
Comentarios