VN-Index hồi phục gần 15 điểm; Áp lực thu hẹp NIM của các ngân hàng giảm dần; Nhóm ngân hàng hỗ trợ sự phục hồi của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong quý III/2023; Copy trade: “May nhờ, rủi chịu”; IMF: Khả năng hạ cánh mềm cao hơn trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu không đồng đều…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 6/10 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng thêm 50.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 68,45 – 69,17 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm nhẹ 0,8 USD xuống 1.820,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng nhẹ nhưng đã quay trở về vùng 1.820 USD/ounce và đi ngang cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,35 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.074 đồng/USD, giảm 11 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.210 – 24.550 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm nhẹ về 27.400 USD thì sang phiên hôm nay đã hồi phục và lên trên 27.700 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,06 USD (-0,07%), xuống 82,25 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,11 USD (-0,13%), xuống 84,07 USD/thùng.
VN-Index hồi phục gần 15 điểm
Mặc dù thị trường sớm trở lại cân bằng, nhưng thanh khoản chưa có tín hiệu cải thiện, VN-Index nhìn chung chỉ rung lắc nhẹ quanh mốc tham chiếu trong phiên sáng.
Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường cũng đã bừng tỉnh. Lực cầu gia tăng ở giúp VN-Index khởi sắc và tăng gần 15 điểm khi đóng cửa.
Tuy nhiên, thanh khoản thị trường ở mức khá thấp, với tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường chưa tới 15.000 tỷ đồng, trong đó sàn HOSE vẫn trong trạng thái "lùi dần đều”.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 2,75 triệu đơn vị, với giá trị mua ròng tương 64,37 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 6/10: VN-Index tăng 14,65 điểm (+1,32%), lên 1.128,54 điểm; HNX-Index tăng 2,45 điểm (+1,07%), lên 230,45 điểm; UPCoM-Index tăng 0,41 điểm (+0,47%), lên 87,2 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trong phiên thứ Năm (5/10), khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo việc làm tháng 9 vào ngày mai để có thêm manh mối về triển vọng lãi suất trong tương lai.
Dữ liệu của Mỹ về các đơn xin trợ cấp thất nghiệp của tiểu bang chỉ ra các điều kiện thị trường lao động vẫn rất mạnh, một ngày sau khi một báo cáo cho thấy bảng lương tư nhân ADP tăng ít hơn dự kiến trong tháng 9.
Bên cạnh đó, hỗ trợ thị trường còn đến từ việc lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ chuẩn 10 năm hạ nhiệt, sau khi vào đầu tuần này đã leo lên mức cao nhất kể từ năm 2007.
Kết thúc phiên 5/10: Chỉ số Dow Jones giảm 9,98 điểm (-0,03%), xuống 33.119,57 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 5,56 điểm (-0,13%), xuống 4.258,19 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 16,18 điểm (-0,12%), xuống 13.219,83 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giằng co và đóng cửa giảm, bị kéo lùi bởi sự sụt giảm của các cổ phiếu công nghệ lớn, trong khi sự thận trọng cũng đang cao do các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ vào cuối ngày để tìm manh mối về lộ trình lãi suất của Fed.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,26% xuống 30.994,67 điểm và mất 2,7% trong tuần. Chỉ số Topix 2.264,08, tăng nhẹ 0,01% lên 2.264,08 điểm, nhưng giảm 2,5% trong tuần.
Các cổ phiếu tăng trưởng lớn nhạy cảm với lãi suất đều giảm, với nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron giảm 1,59% và nhà sản xuất thiết bị thử nghiệm chip Advantest giảm 1,65%.
Cổ phiếu Takeda Pharmaceutical tăng 1,47% để trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất cho Topix. Cổ phiếu hãng thương mại Mitsubishi Corp tăng 1,27%.
Ngành vận tải biển tăng 2,09% và là ngành hoạt động tốt nhất trong số 33 chỉ số phụ của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.
Chứng khoán Trung Quốc nghỉ tuần lễ vàng 10 ngày dịp Quốc khánh.
Chứng khoán Hồng Kông tăng tích cực, khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ để biết gợi ý về chính sách lãi suất cao sẽ kéo dài bao lâu.
Các nhà giao dịch cũng đang điều chỉnh vị thế và chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại thị trường Trung Quốc vào tuần tới sau kỳ nghỉ Tuần lễ vàng.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,58% lên 17.485,98 điểm, nhưng giảm 1,8% trong tuần. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,47% lên lên 5.974,30 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng nhẹ, khi các nhà đầu tư kỳ vọng bảng lương của Mỹ thể hiện sự yếu đi giúp giảm lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 5,13 điểm, tương đương 0,21% lên 2.408,73 điểm và giảm 2,29% trong tuần này, mức giảm tuần thứ ba liên tiếp.
Hỗ trợ thị trường còn đến từ việc Phó thống đốc của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết ngân hàng trung ương không cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa vào lúc này.
Kết thúc phiên 6/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 80,69 điểm (-0,26%), xuống 30.994,67 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 272,11 điểm (+1,58%), lên 17.485,98 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 5,13 điểm (+0,21%), lên 2.408,73 điểm.
Theo Tin nhanh chứng khoán
Theo dõi tiếp các bài viết của chúng tôi tại www.finverse.vn
Comentarios