top of page
Ảnh của tác giảMilosh Phạm (Huy)

7 thuật ngữ phổ biến trong dữ liệu kinh tế vĩ mô áp dụng cho phân tích cơ bản

Chắc hẳn trước khi mua một loại cổ phiếu nào đó các nhà đầu tư của chúng ta thường đọc qua các bản tin tài chính, dưới đây là các thuật ngữ phổ biến thường xuất hiện trong các tin tức. Hãy cũng Master Traders tìm hiểu nhé.


GDP (Gross Domestic Product)


Tổng sản phẩm quốc nội là giá trị thị trường bao gồm tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất của một quốc gia. Đây là thước đo chính về hoạt động kinh tế và đánh giá sức khỏe của một nền kinh tế.


Tính theo tỷ lệ %: Thực tế > dự báo => tốt cho đồng tiền


Bản lương phi nông nghiệp (Nonfarm Payroll)


Nonfarm để theo dõi số lượng việc làm tăng thêm hoặc giảm đi mỗi tháng, được sử dụng ở Mỹ để đề cập đến các công việc ngoại trừ nông nghiệp, tự kinh doanh và việc làm không hợp nhất của các hộ gia đình tư nhân, các tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan quân sự và tình báo.


Tác động: Thực tế > dự báo => tốt cho đồng tiền


Doanh số bán lẻ cốt lõi (Core retail sales)


Là tổng doanh số bán lẻ của một quốc gia không bao gồm doanh số bán ô tô và xăng vì do tính biến động bất ổn của nó. Tỷ lệ tăng hoặc giảm cũng cho thấy một dấu hiệu tốt về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.


Khi doanh số bán lẻ tăng liên tục theo từng tháng thì áp lực tăng giá bán cho thấy cầu nhiều hơn cung. Nhưng nếu doanh số bán hàng giảm trong một thời gian dài do người tiêu dùng chi tiêu ít hớn sẽ gây ra áp lực giảm giá bán cho thấy cầu yếu hơn cung.


Tính theo tỷ lệ % : Thực tế > Dự báo = > tốt cho đồng tiền


Doanh số bán lẻ (Retail sales) M/M hoặc Y/Y


Doanh số bán lẻ là một thước đo tổng hợp về doanh thu bán lẻ hàng hóa trong một khoản thời gian. Nó rất quan trọng vì là thước đo nhu cầu tiêu dùng đối với hàng hóa thành phẩm. Là một chỉ số kinh tế vĩ mô hàng đầu khi các số liệu bán lẻ tốt thường kéo theo những chuyển biến tích cực trong thị trường chứng khoán.


Tinh theo tỷ lệ % : Thực tế > dự báo => tốt cho đồng tiền


Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp (Unemployment Claims)


Đơn xin trợ cấp thất nghiệp: số người lần đầu xin trợ cấp thất nghiệp tính trong tuần trước, được công bố vào mỗi tuần.


Tác động: Thực tế < dự báo => tốt cho đồng tiền


Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) y/y


Là thước đo kiểm tra mức trung bình giá của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chẳng hạn như vận chuyển, thực phẩm và chăm sóc y tế. Giá trị này được tính bằng cách thay đổi giá cho từng mặt hàng trong lô hàng được xác định trước và tính trung bình chúng.


Những thay đổi trong chỉ số CPI được sử dụng để đánh giá những thay đổi về giá liên quan đến chi phí sinh hoạt. CPI là một trong những số liệu thống kê được sử dụng thường xuyên nhất để xác định các giai đoạn lạm phát hoặc giảm phát.


Tính theo tỷ lệ %: Thực tế > dự báo => tốt cho đồng tiền


Chỉ số giá sản xuất (PPI)


Là chỉ số đo lường sự thay đổi trung bình của giá bán mà các nhà sản xuất và dịch vụ trong nước nhận được theo thời gian. PPI đo lường sự thay đổi giá theo quan điểm của người bán.


Khác với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đo lường những thay đổi về giá từ quan điểm của người mua. PPI sẽ xem xét ba lĩnh vực sản xuất: dựa trên ngành công nghiệp, dựa trên hàng hóa và hàng hóa dựa trên nhu cầu trung bình cuối cùng.


Tính theo tỷ lệ %: Thực tế > dự báo => tốt cho đồng tiền.


Cộng đồng Master Traders.

Comments


bottom of page